Home page  TRANG CHỦ Home page  QUAY LẠI
Chủ động, tích cực thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm
Nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung, với điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy, đường không, Thừa Thiên - Huế có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Thừa Thiên - Huế cũng gặp nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong nhiều năm qua, với vai trò, chức năng của mình, BHXH tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, bảo đảm hiệu quả An sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Nếu như năm đầu thành lập 1995, mới chỉ triển khai BHXH bắt buộc với 34.840 người tham gia, số thu đạt 7.500 triệu đồng; thì đến năm 2014, đã có 100.052 người tham gia BHXH, BHYT, BHTN (bắt buộc), tổng số thu đạt 1.810.700 triệu đồng. Tổng số chi trả chế độ BHXH, BHTN cũng tăng nhanh và số chi trả hằng năm rất lớn, riêng năm 2014 số chi trả khoảng 1.225.600 triệu đồng. Đặc biệt, số lượt khám, chữa bệnh BHYT tăng gấp 23,6 lần, từ 97.342 lượt năm 1995 lên 2.300.000 lượt năm 2014 (bao gồm cả khám, chữa bệnh cho người dân từ các tỉnh, thành phố khác đến). Tổng chi phí khám, chữa bệnh BHYT tăng lên tương ứng, từ 2.788 triệu đồng (năm 1995) lên 892.000 triệu đồng (năm 2014). Đó là những con số cho thấy hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Để đạt được
bai03_anh01
kết quả trên, BHXH tỉnh Thừa Thiên - Huế phải vượt qua không ít khó khăn, nhất là trong công tác thu, phát triển mở rộng đối tượng. Mặc dù nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Bắc – Nam chạy qua, có cảng biển nước sâu Chân Mây, sân bay quốc tế Phú Bài... nhưng việc thu hút đầu tư của tỉnh chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hiện trên địa bàn tỉnh, có 3.136 doanh nghiệp; trong đó, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ là chủ yếu. Với đặc thù như vậy, công tác phát triển đối tượng tham gia, thu BHXH, BHYT thực sự không dễ dàng.
Vượt qua khó khăn mang tính khách quan này, BHXH tỉnh Thừa Thiên - Huế luôn chú trọng, linh hoạt vận dụng các biện pháp tăng số lượng người tham gia, bảo đảm thu đúng, thu đủ. Kết quả qua các năm có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, bình quân số thu năm sau cao hơn năm trước 20%. Ngay như trong năm 2014, xác định trước rõ những khó khăn, BHXH tỉnh quán triệt các đơn vị trực thuộc phải quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng thu, giảm nợ đọng. Vai trò tham mưu được BHXH tỉnh phát huy, thể hiện qua nhiều văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Cụ thể, là các Quyết định số 583/QĐ-UBND ngày 26/03/2014 về quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; Công văn số 5155/UBND-XH của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý BHXH, BHYT; Quyết định số 1944/QĐ-UBND, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành công tác khám, chữa bệnh BHYT; Quyết định số 2105/QĐ-UBND, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc thực hiện BHXH, BHYT, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động; Công văn số 5964/UBND-YT về tổ chức đại lý thu BHXH, BHYT trên địa bàn… Sự chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh rõ ràng đã tạo động lực quan trọng, huy động sự tham gia tích cực của các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tổ chức thực hiện BHXH, BHYT nói chung và thu BHXH, BHYT nói riêng. Công tác thanh, kiểm tra, đốc thu được thực hiện với sự vào cuộc của Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH, Thanh tra tỉnh… từ đầu năm đến nay đã có 179 cuộc kiểm tra tại 424 doanh nghiệp.
bai1_anh1
Với vai trò là cơ quan tổ chức thực hiện, BHXH tỉnh Thừa Thiên - Huế chú trọng, chỉ đạo quyết liệt thực hiện công tác thu trong các năm qua. Riêng trong năm 2014, tính đến tháng 9/2014, đã ban hành 16 công văn chỉ đạo, hướng dẫn về thu BHXH, BHYT. Công tác kiểm tra, đốc thu giảm nợ đọng được tăng cường từ đầu năm, phát huy bài học kinh nghiệm các năm trước. Để tăng cường liên hệ giữa cơ quan BHXH và các doanh nghiệp, BHXH tỉnh chỉ đạo các phòng thu, BHXH các huyện, thị xã, thành phố cập nhật số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của các doanh nghiệp; thực hiện thông tin số trích nộp BHXH, BHYT qua tin nhắn SMS đến doanh nghiệp... khiến việc thông báo số thu, nợ đọng của doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên, liên tục, dễ dàng đối chiếu, kiểm tra hai chiều khi có sai sót. Với sự tích cực chủ động, linh hoạt thực hiện nhiều biện pháp, đến hết tháng 12/2014, số thu BHXH, BHYT, BHTN là 1.810.700 triệu đồng, đạt tỷ lệ 102% kế hoạch được giao, tăng 16,03% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 05 đơn vị vượt chỉ tiêu thu, điển hình là BHXH huyện Nam Đông có số thu đạt 105,55% kế hoạch giao, BHXH huyện A Lưới thu đạt 102,77%... Về nợ đọng BHXH, BHYT, có 06 đơn vị đang duy trì tỷ lệ nợ dưới 5%, thấp nhất là BHXH Nam Đông 0,72%, BHXH huyện Quảng Điền 1,56%.
Bên cạnh công tác phát triển mở rộng đối tượng, thu BHXH, BHYT, việc tổ chức thực hiện khám, chữa bệnh BHYT, bảo đảm chế độ chính sách BHXH, BHYT cho người tham gia được quan tâm, chú trọng. Với 32 cơ sở khám, chữa bệnh (01 bệnh viện Trung ương, 13 bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương, 16 bệnh viện tuyến huyện, 154 trạm y tế xã), có thể nói, điều kiện, hạ tầng y tế của tỉnh tương đối tốt. Năm 2014, đã có khoảng 2.300.000 lượt khám, chữa bệnh BHYT, tăng 6,45% và tổng chi phí thanh toán tăng 10,5% so với năm trước. Chính sách BHYT phát huy hiệu quả, thể hiện bằng số người tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm. Năm 2014, tăng hơn 130.000 người so với năm 2009 (tương đương 17%), đạt 902.000 người, chiếm hơn 80% dân số toàn tỉnh. Với đặc thù của một tỉnh không có nhiều đối tượng chính sách được hỗ trợ, tỷ lệ 80% dân số tham gia BHYT thực sự là một con số đáng ghi nhận. Tuy nhiên, sức ép rất lớn trong công tác tổ chức thực hiện khám, chữa bệnh BHYT, đặc biệt là công tác giám định cũng đang là vấn đề đặt ra. Là một tỉnh giữ vai trò quan trọng của miền Trung, Thừa Thiên - Huế tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân BHYT từ các tỉnh lân cận, khu vực Tây Nguyên. Trong đó, Bệnh viện Trung ương Huế - được Bộ Y tế xếp hạng đặc biệt – có số lượng bệnh nhân lớn, thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật phức tạp, có chi phí cao; 04 bệnh viện ngành đóng trên địa bàn; 12 cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh, 100% trạm y tế phường xã (thực hiện đầy đủ các dịch vụ cận lâm sàng như siêu âm, sinh hoá, điện tim)... đã và đang đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh BHYT rất lớn của người dân, khiến công tác giám định BHYT thực sự gặp nhiều áp lực. Trung bình một năm có khoảng hơn 2,2 triệu hồ sơ nội và ngoại trú, trong đó 1/3 bệnh nhân từ các tỉnh khác về điều trị. Bình quân mỗi giám định viên phải giám định 85.800 hồ sơ/năm, tương ứng với số tiền thanh toán BHYT là 30 tỷ đồng. Trong khi đó, BHXH tỉnh chỉ có 20 cán bộ thuộc Phòng Giám định và 09 giám định viên của BHXH các huyện, thị xã, thành phố.
Để đáp ứng yêu cầu khối lượng công việc ngày càng lớn, BHXH tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện Đề án giám định tập trung đã được BHXH Việt Nam đồng ý cho phép triển khai tại 15 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh. Đây là một giải pháp sáng kiến của BHXH tỉnh nhằm nâng cao chất lượng giám định, đưa dần việc giám định mang tính chuyên nghiệp hơn, giảm tải khối lượng công việc, nâng cao kiến thức cho viên chức giám định BHYT, nêu cao trách nhiệm của mỗi giám định viên, thực hiện phòng chống lạm dụng quỹ từ nhiều phía rất có hiệu quả. Tổ chức triển khai thực hiện hậu kiểm tại Bệnh viện Trung ương Huế (tuyến trung ương, xếp hạng đặc biệt, tần suất bệnh nhân rất lớn), hậu kiểm hồ sơ tại 38 khoa phòng trực thuộc bệnh viện có phân tầng theo
bai03_anh01
chi phí điều trị. Giải pháp sáng kiến này nhằm phối hợp tốt với đơn vị khám chữa bệnh trong cải cách thủ tục hành chính tại bệnh viện, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân khi làm thủ tục thanh toán ra viện, vừa nâng cao trách nhiệm đối với bệnh viện đối với việc chỉ định, thống kê chi phí khám chữa bệnh BHYT, các khoa phòng chấn chỉnh kịp thời các sai sót, đồng thời giúp cho đơn vị khám chữa bệnh và cơ quan BHXH tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Những kết quả tích cực đó sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới, đáp ứng quyền lợi BHYT cho người dân, bảo đảm cân đối Quỹ khám, chữa bệnh. Để sẵn sàng cho việc thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT trên địa bàn bắt đầu từ năm 2015, ngoài việc đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền, bám sát các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật của các Bộ, ngành, BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh chủ động chỉ đạo các phòng nghiêp vụ, BHXH các huyện, thị xã, thành phố sớm tham mưu với cấp ủy, UBND các cấp trong rà soát, kê khai thực hiện thu BHYT theo hộ gia đình. Với sự thuận lợi từ việc đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT của Đảng, Nhà nước; cùng những bài học, kinh nghiệm rút ra trong các năm qua, BHXH tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực cố gắng trong công tác tổ chức thực hiện BHXH, BHYT, bảo đảm vững chắc An sinh xã hội cho người dân, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế./.
Minh Đức (thực hiện)
Nguồn: Tạp chí Bảo hiểm xã hội.
Home page
 QUAY LẠI