Home page  TRANG CHỦ Home page  QUAY LẠI
Tạo niềm tin với nhân dân, người lao động
Cùng với toàn ngành BHXH, 20 năm qua BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã nỗ lực triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, góp phần ổn định chính trị, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Đánh giá khái quát về những đóng góp của BHXH tỉnh đối với sự nghiệp phát triển KT-XH, đảm bảo ASXH trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Cao- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết:
Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, các DN trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng hằng năm, BHXH tỉnh đã vận dụng linh hoạt các giải pháp để mở rộng đối tượng tham gia; đảm bảo thu đúng, thu đủ; thực hiện nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cùng với đó, các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp được quản lý chặt chẽ, chi trả kịp thời, đầy đủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng. Riêng Quỹ BHYT là nguồn tài chính quan trọng, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Sau khi Luật BHYT có hiệu lực, nhiều năm liền Quỹ BHYT trong tỉnh được cân đối, có kết dư.
BHXH tỉnh cùng với các sở, ngành đã làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các cấp
bai04_anh01
ủy, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Từ đó, các cấp ủy đảng đã ban hành kế hoạch và chương trình hành động thực hiện công tác BHXH, BHYT trên cơ sở cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của tỉnh. UBND các cấp đã thành lập, kiện toàn BCĐ thực hiện BHYT; phê duyệt lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Hệ thống chính trị ở cơ sở và các tổ chức đoàn thể đã tích cực phối hợp, hỗ trợ để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT vào cuộc sống.
Qua công tác tuyên truyền, vận động và bằng những kết quả hoạt động thực tiễn của mình, BHXH tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo nhân dân, NLĐ, đơn vị SDLĐ về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo hướng tích cực; các tổ chức, cá nhân xác định được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong việc tham gia. Mặc dù khối lượng công việc ngày càng nhiều nhưng công tác cải cách TTHC luôn được chú trọng, chuyển từ hành chính sang phục vụ.
Đến nay, công tác tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực sự ổn định, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc quản lý và quy định của pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và NLĐ.
* PV: Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu BHYT toàn dân, BHXH cho mọi NLĐ là phải nâng cao nhận thức của các chủ SDLĐ, người dân, NLĐ để họ hiểu đúng về ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với hai chính sách xã hội quan trọng này. Ông có thể cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế đã, đang và sẽ có những giải pháp tuyên tuyền, vận động như thế nào để thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu này?
Ông Nguyễn Văn Cao:
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT, đặc biệt là tập trung vào Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020, Luật BHXH, Luật BHYT. Việc triển khai thông qua nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị quán triệt cho cán bộ chủ chốt của tỉnh, hội nghị báo cáo viên, hội nghị giao ban báo chí; chỉ đạo tổ chức tuyên truyền trực quan và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên các Cổng thông tin điện tử của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Website của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối DN tỉnh; Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đưa vào kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho DN hàng năm; các đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ tổ chức tư vấn, đối thoại tại cơ sở …
bai4_anh1
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan, UBND các địa phương, các cơ quan truyền thông phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách. Phải xây dựng Chương trình cho từng giai đoạn và kế hoạch cụ thể cho từng năm để các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết đối với từng hoạt động, nội dung, chuyên đề tuyên truyền. Đồng thời, xem xét, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí và phân công trách nhiệm cụ thể cho những đơn vị, cá nhân để thực hiện tốt công tác này. Tập trung vào Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Đa dạng hóa phương thức truyền thông; phù hợp
với từng địa bàn và từng nhóm đối tượng tại cơ sở; ưu tiên các hình thức đối thoại, tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho tổ chức, công dân; kết hợp, lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động với quá trình thực hiện những nhiệm vụ của những cơ quan, cá nhân liên quan trong và ngoài ngành BHXH.
* Thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT luôn cần sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương. Vậy tới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo và giải pháp cơ bản nào để tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong 20 năm vừa qua, đồng thời đẩy mạnh hiệu quả công tác BHXH, BHYT trên địa bàn, thưa ông?
Nền kinh tế gặp khó khăn, các DN gặp khó, tất yếu sẽ có tác động trực tiếp đến việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ. Vì vậy, hằng năm UBND tỉnh đều ban hành các Chương trình trọng điểm, chỉ thị, trong đó công tác quản lý, giám sát chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp luôn được quan tâm, chỉ đạo. Năm 2014, với sự chủ động, tích cực tham mưu của BHXH tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan, UBND tỉnh đã Quyết định ban hành Quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Quy chế này đã đem lại hiệu quả cao, giúp cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chính sách này trên địa bàn chặt chẽ hơn, khắc phục được nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tổ chức sơ kết nhằm đánh giá một cách cụ thể việc tổ chức thực hiện Quy chế, rút ra những kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và UBND các huyện, các thị xã, thành phố không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong 20 năm qua, đồng thời đẩy mạnh hiệu quả công tác BHXH, BHYT trên địa bàn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung triển khai những giải pháp cơ bản sau:
Một là, quán triệt quan điểm của Bộ Chính trị về vị trí, vai trò của BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế.
Hai là, thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, DN và của mỗi người dân. Do đó, cần ưu tiên bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách ASXH; bảo đảm nguồn kinh phí và chuyển kịp thời, đầy đủ vào Quỹ BHYT, BH thất nghiệp đối với phần ngân sách đóng, hỗ trợ đóng.
Ba là, tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết theo định kỳ việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, thực hiện các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ thường xuyên chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện phối hợp với hệ thống cơ quan BHXH để tham mưu, đề xuất lãnh đạo tỉnh kịp thời có những quyết sách đúng đắn trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Lãnh đạo tỉnh sẽ trực tiếp lắng nghe, giải quyết những kiến nghị, đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong quá trình thực hiện. Đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích đối với công tác BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm.
* Năm 2015, cùng với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, ngành BHXH cũng triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và chuẩn bị điều kiện thực hiện Luật BHXH (sửa đổi). Theo ông, BHXH tỉnh và các sở, ban ngành, đoàn thể, cơ quan chức năng của địa phương cần phối hợp ra sao để thực hiện tốt chính sách, tạo thuận lợi nhất cho các đơn vị, DN, cá nhân tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT?
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và Luật BHXH (sửa đổi) được Quốc hội thông qua trong năm 2014. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện thành công những mục tiêu về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị. Chấp hành và thực hiện tốt những quy định của hai luật này là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, NLĐ tại địa phương, trong đó cơ quan BHXH là lực lượng trực tiếp, chủ công.
Do đó, BHXH tỉnh cần thực hiện tốt Quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan, đồng thời tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Chủ động phối hợp với các ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách, cơ chế thuận lợi, thông thoáng hơn cho DN nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô, tạo thêm nhiều việc làm mới để phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Trước mắt, BHXH tỉnh phải làm tốt việc giảm thời gian và số lần giao dịch của DN với cơ quan BHXH, tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC cho các đơn vị SDLĐ thông qua hệ thống Bưu điện. Phối hợp rà soát, lập danh sách và hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa các đơn vị SDLĐ không còn hoạt động trên thực tế ra khỏi danh sách quản lý đối tượng tham gia BHXH; giải quyết ngừng đóng đối với những trường hợp có đủ điều kiện theo
bai04_anh02
quy định của pháp luật; xử lý dứt điểm những trường hợp nợ đọng kéo dài, chốt sổ BHXH để giải quyết chế độ, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.
Nghiên cứu để hiện đại hóa công tác quản lý tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; kết nối và bảo đảm thống nhất với quản lý của các cơ quan khác như cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, quản lý DN, quản lý thuế, quản lý cơ sở dữ liệu dân cư. Làm tốt việc này một mặt sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý của các cơ quan nhà nước, mặt khác sẽ bảo đảm thông tin của tổ chức, công dân được chính xác, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân khi thực hiện các giao dịch liên quan đến dịch vụ công. Trong lĩnh vực KCB BHYT, BHXH tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở KCB để cải cách TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, giảm tình trạng quá tải ở các BV, tạo sự hài lòng, niềm tin của người bệnh, nhân dân đối với dịch vụ KCB BHYT.
* Xin cảm ơn ông!
PV (thực hiện)
Nguồn: Báo Bảo hiểm xã hội.
Home page
 QUAY LẠI